1 Niềm tin sai vào mã vạch trái cây

Xem mã vạch trái cây? tin là ăn, tin là mua? Dân mạng xôn xao bàn tán về ý nghĩa những con số được gắn trên hoa quả nhập khẩu

Mỗi khi đi siêu thị hoặc đến cửa hàng hoa quả nhập khẩu để lựa chọn trái cây cho bản thân và gia đình, có bao giờ bạn để ý đến những con số được gắn trên chúng và tự hỏi, mã số ấy có ý nghĩa gì?

mã vạch 2d
Mã vạch 2D

Theo kinh nghiệm của nhiều người, những mã số này được gọi là PLU (price look up), hiển thị các thông số về chất lượng sản phẩm. Khi mua cái gì?

Hãy xem mã vạch trái cây, mua trái cây càng nên xem mã vạch trái cây, cứ ngỡ ăn mắc mỏ là ăn xịn xò, nào ngờ mã vạch trái cây làm giả, dán lên hàng tàu…xem ngay mã vạch trái cây và ăn xài cho đúng cách. Làm giàu bất chính bằng mã vạch trái cây bạn ơi xem kìa.

Hãy xem mã vạch trái cây, chú ý mã vạch trái cây, cần thận trọng mã vạch trái cây…ớn mã vạch trái cây thật. Toàn hàng sạch mã vạch trái cây, toàn hàng thơm mã vạch trái cây, hàng không hóa chất mã vạch trái cây, hàng không có thuốc men, tin vào mã vạch trái cây, bán luôn cây giống.

Trong bối cảnh thực phẩm sạch và bẩn đang tồn tại lẫn lộn như hiện nay, những con số này được nhiều bà nội trợ đặc biệt quan tâm, coi nó là cách giúp phân biệt chất lượng các loại hoa quả. Cùng xem bài viết nói về mã vạch trái cây, có nên chú ý về mã vạch trái cây, cần xem khi mua hàng qua bài mã vạch trái cây

 

mã vạch trái cây
mã vạch trái cây

Chia sẻ của nickname T.N về mã PLU nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Xem mã vạch trái cây có nên tin?

Theo chia sẻ của nickname T.N, “bí kíp” khi đi siêu thị mua hoa quả nhập khẩu là nhất định phải nhìn vào mã vạch trên từng loại quả. “Nếu trên tem có 4 chữ số bắt đầu bằng số 3, đây là trái cây được xử lý bằng công nghệ ION hóa”, T.N viết.

Theo thông tin trên nhiều trang mạng khác, hoa quả sử dụng công nghệ này được nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Liều lượng chiếu xạ ion tùy thuộc theo luật của từng nước. Ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế. Vì thế, theo T.N, nếu nhìn thấy mã vạch này, người tiêu dùng có thể tin tưởng và chọn mua sản phẩm.

Bạn có biết  1 Bán đầu in mã vạch Q8 300 DPI

đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 2.

Trái cây được gắn đầu mã 4 chữ số, bắt đầu bằng số 4 được cho là kém an toàn vì được canh tác theo phương pháp truyền thống.

Nếu trên tem có 4 chữ số bắt đầu là 4, kí hiệu này cho biết trái cây có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong khi trồng và có chất bảo quản khi hái xuống. Vì vẫn sử dụng cách gieo trồng truyền thống, nên rất có thể trong các loại hoa quả này vẫn tồn dư các chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

 

đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 3.

Mã số 3 được cho là “tạm ổn”.

Đáng nói nhất là nếu trên tem có dãy số bắt đầu bằng 8 là loại trái biến đổi gen, tuyệt đối nên tránh. Trái cây đáng được mua nhất, theo T.N và nhiều bà nội trợ khác chính là khi trên tem có 5 chữ số bắt đầu bằng số 9. Lý do là các loại hoa quả này được canh tác theo phương thức hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học và rất ăn toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, vì có tiêu chuẩn cao nên chúng thường có giá rất đắt.

“Vậy nên chị em mua trái cây nhập, cho con nít ăn, có tiền thì chơi luôn số 9 cho lành. Loại số 4, người ta hay biếu tặng trong giỏ, nếu ăn nhớ ngâm nước muối và gọt vỏ”, nickname này đưa ra lời khuyên.

 

đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 4.

Mã PLU có 5 số bắt đầu bằng số 9 được cho là an toàn nhất.

Ngay sau khi chia sẻ trên trang cá nhân, những thông tin mà T.N cung cấp lập tức nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người. Không ít bình luận cho rằng bản thân họ cũng từng nghe qua về mã PLU, tuy nhiên lại ít khi để ý đến nó. Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, mã PLU chỉ nên xem như một kênh tham khảo chất lượng, không nên quá tin tưởng vào nó.

Bạn có biết  1 Cách Kiểm tra mã vạch nước Thái Lan

Người tiêu dùng không nên “đặt tất cả trứng vào một giỏ” mã vạch trái cây? đáng chú ý nhất.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phó Đức Sơn, Viện trưởng Viện tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn & Đo lường chất lượng) cho biết, mã tra cứu giá PLU là loại mã của Hiệp hội tiêu chuẩn nông sản quốc tế (international Federation for produce standards-IFPS).

Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của tổ chức này thì mã PLU được sử dụng cho các nông sản được bán dạng rời, tự do, theo cân hoặc từng sản phẩm ví dụ quả táo hay bó rau. Mã PLU gồm 4 hoặc 5 ký tự, mã này thường được sử dụng tại quầy thanh toán để xác định giá của sản phẩm gán mã.

 

mã vạch trái cây, đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 5.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng mã PLU.

Việc sử dụng mã PLU là tự nguyện và có các dải mã 3000-4999, 93000-94999 và sẽ có thể mở rộng dải 83000-84999 trong tương lai”, ông Sơn chia sẻ.

Theo ông Sơn, tiền tố 9 (đứng đầu) của mã PLU 5 ký tự dùng để chỉ thị các sản phẩm gán mã thuộc nông sản nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ (nông sản hữu cơ). Đối với PLU 4 chữ số thường để gán cho các nông sản được nuôi trồng theo cách phổ thông, thông thường.

đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 6.

Mã PLU bản chất chỉ được sử dụng một cách tự nguyện.

Tuy nhiên, ông Sơn cho hay, theo tài liệu hướng dẫn thì không thấy đề cập đến số 3 của mã PLU 4 ký tự là để chỉ nông sản được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa như thông tin lan truyền trên mạng.

Ông Sơn cũng cho rằng, để trả câu hỏi người tiêu dùng có nên tin tưởng vào các nhãn dán trên sản phẩm không, đó là một câu hỏi vô cùng khó, vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm của người bán hàng.

Theo ông Sơn, trên thị trường hiện nay còn có một loại mã khác, đó là GS1. “Trên sản phẩm nông sản bán theo dạng rời, tự do đề cập trên đang được các nước khuyến khích áp dụng mã vạch GS1 databar của tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1.

Mã vạch GS1 databar có ưu điểm mang được nhiều dữ liệu hơn so với các mã vạch thuộc họ mã EAN/UPC (thường in trên bao bì sản phẩm hàng hóa bán lẻ có đo lường cố định thông thường) bao gồm mã thương phẩm toàn cầu GTIN và các dữ liệu bổ sung liên quan sản phẩm như hạn sử dụng, số lô, ngày thu hoạch…”

Bạn có biết  IBarcoder - Phần mềm giúp tự tạo mã vạch dễ dàng

 

đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 7.

Ngoài mã PLU, có lẽ người tiêu dùng vẫn cần nhiều yếu tố khác để đưa ra nhận định về chất lượng sản phẩm. Mã PLU cũng có thể được mã hóa theo mã vạch GS1 databar này. Theo khuyến nghị của IFPS, các đơn vị gán mã GTIN cho thương phẩm mang mã PLU nên để PLU là một phần (mã phân định vật phẩm) cấu tạo của mã GTIN.

Hiện nay một số thị trường như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand đã tham gia và sử dụng hệ thống mã PLU của IFPS, nên nông sản nhập từ nước này về Việt Nam có thể có nhãn chứa mã PLU và mã vạch GS1 databar.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được Bộ KHCN giao là đại diện của Việt Nam tham gia vào Tổ chức MSMV quốc tế GS1 và được Tổ chức GS1 quốc tế cấp mã quốc gia có đầu số 893, hiện tại Tổng cục đang tổ chức cấp và quản lý MSMV có đầu số 893.

 

đừng quá tin vào ý nghĩa của những con số đánh mã trên hoa quả nhập khẩu - ảnh 8.

Trong khi đó, ông Vũ Vinh Phú (chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội) cho rằng, người tiêu dùng không nên “đặt tất cả trứng vào một giỏ”, hoàn toàn tin tưởng vào tính xác thực của mã PLU.

Theo ông Phú, các thông số trên sản phẩm, nếu không được các cơ quan có uy tín chứng nhận, không trở thành quy định bắt buộc, xuất hiện trong các văn bản pháp quy và có cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm thì người tiêu dùng chỉ nên xem nó như một cách để tham khảo khi mua hàng.

“Hiện nay công tác nhập khẩu của chúng ta còn khá lỏng lẻo nên theo tôi, các thông số này chỉ nên xem để tham khảo. Tôi cũng cho rằng, trước khi đòi hỏi người tiêu dùng phải thông thái thì các cơ quan chức năng nên siết chặt quản lý, bảo vệ người dân tốt hơn”, ông Phú nói thêm.