EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số.Theo ký hiệu EAN-13 như hình vẽ phía trên, có thể phân chia như sau:
- 893 – Mã quốc gia Việt Nam
- 123456789 – 9 ký số này được phân chia làm 2 cụm: cụm mã nhà sản xuất có thể 4, 5 hoặc 6 ký số tùy theo được cấp, cụm còn lại là mã mặt hàng.
- 7 – Mã kiểm tra tính chính xác của toàn bộ số EAN.
EAN MÃ VẠCH LÀ có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering), thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.
Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.
Code 39 MÃ VẠCH LÀ GÌ
UPC và EAN dù là 2 lọai mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.
CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ VINH AN CƯ
Office : H216D, K5, Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam.
Tel: 0274 3872406 Fax: 0274 3872405
.HP: 0943805121 (Mr Vinh).
Giám Đốc: Phan Thị Thanh Bạch 0912665120.
Tinh thần: bán hàng hãng cho khỏe, tìm đối tác kinh doanh.
Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó. Do tính linh họat như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.
Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi là LOGMARS.
INTERLEAVED 2 OF 5 Interleaved 2 of 5 là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng không gian không lớn lắm.
Theo 2 mẫu trên, ta thấy rằng cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu barcode nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.
Các lọai Barcode thông dụng khác Codabar Code 93 Code 128-A HIBC Các loại Barcode 2D
Người dùng mã vạch ngày càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhằm vào ba ứng dụng chính:
1. Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các lọai mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.
2.Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như là 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF – Portable Data File). Do đó khi sử dụng lọai mã 2D, có thể không cần đến CSDL bên trong máy vi tính.
3. Quét tầm xa: Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khỏang cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m) Các ký hiệu barcode 2D có thể được chia làm 2 loại:
1/ Loại mã xếp chồng (Stacked Codes): như Code 16K, Code 49, PDF-417 Code 16K PDF-417 Code 49 (Với 2 “chồng” lưu trữ được 14 ký số) (18 digits cho 1 kích thước rất nhỏ) (2 “chồng lưu được 15 digits)
2/ Loại mã ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode,Softstrip, Vericode, ….. Với Data Matrix như thế này đây, khi giải mã các bạn sẽ được một đoạn văn như sau: ” Cac ban co tin la toi co the viet 1 quyen truyen bang ma vach khong? ”
Thật kinh khủng nếu ai đó viết 1 quyển truyện bằng mã vạch, lúc đó mỗi câu văn hoặc mỗi đoạn văn sẽ là ….. 1 mã ma trận. Với sự phát triển của mã ma trận, ta thấy rằng ngành mã vạch đã thực sự phát triển theo một hướng khác: Cơ sở dữ liệu.
Một ngày nào đó, bạn sẽ có trong tay một chiếc đĩa mềm, hoặc Flashdisk trong đó chỉ toàn là các mã ma trận lưu trữ danh sách của các VIP mà không sợ bị các Hacker bẻ khoá. Vì chỉ có máy quét mới có thể “bẻ khoá” được mã vạch, hơn nữa không phải máy quét nào cũng đọc được mã ma trận.