Ai là người sáng chế ra mã vạch đầu tiên?

Norman Joseph Woodland và Bernard Silver chế ra mã vạch là 2 người đã có ý tưởng phát triển về mã vạch. Ngày 7/10/1952, Woodland và Silver đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ về một thiết bị và phương pháp phân loại tự động các sản phẩm trong siêu thị.

chế ra mã vạch: Woodland sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái ở thành phố Atlantic, bang New Jersey (Mỹ) vào năm 1921. Ông theo học ngành cơ khí tại Đại học Drexel ở Philadelphia.

 

Khi cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai nổ ra, ông gia nhập quân đội và làm việc cho Dự án Manhattan nhằm phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên. Sau chiến tranh, ông quay lại làm giảng viên tại Đại học Drexel, nơi ông đã tốt nghiệp trước đó.

Năm 1948, một quản lý siêu thị cấp cao ở địa phương đến thăm Đại học Drexel. Trong buổi thảo luận với hiệu trưởng, người này mô tả mong muốn tìm ra một cách đơn giản để đặt mã trên các sản phẩm, nhằm dễ dàng phân loại, định giá và kiểm tra.

máy in mã vạch công nghiệp zebra

Đồng nghiệp của Woodland, Bernard Silver, tình cờ nghe được cuộc trò chuyện và cả hai bắt tay vào việc tìm kiếm một giải pháp khả thi.

Bạn có biết  Mã Vạch Hàng Hóa Cách Nhận Dạng Qua Mã Vạch

 

 

chế ra mã vạch
Ai là người sáng chế ra mã vạch đầu tiên?

Woodland nhận ra rằng ông có thể mã hóa thông tin bằng các đường kẻ đậm, nhạt trên giấy để biểu thị các số khác nhau. Tuy nhiên, ông ưa thích mẫu hình tròn hơn vì tính đa hướng của nó. “Nhân viên thanh toán có thể quét một mặt hàng mà không cần quan tâm đến hướng của sản phẩm”, Woodland lập luận.

Ngày 7/10/1952, Woodland và Silver đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ mang số hiệu 2.612.994 về một thiết bị và phương pháp phân loại tự động các sản phẩm trong siêu thị.

Thiết kế ban đầu của mã sản phẩm có dạng một loạt các vòng tròn đồng tâm, giống như vòng gỗ bên trong thân cây, với chiều rộng của vòng được sử dụng để mã hóa thông tin.

Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào một máy quét khổng lồ được trang bị đèn 500 watt, rất đắt tiền và khó sử dụng nên không phù hợp khi thanh toán trong siêu thị.

Năm 1962 họ bán sáng chế này cho công ty Philips, sau đó Philips lại bán nó cho RCA. Phát minh ra tia laser năm 1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn, và sự phát triển của mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch có ý nghĩa thực tiễn. Đáng tiếc là Silver đã chết năm 1963 ở 38 tuổi trước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này.

Bạn có biết  Top 5 Phần mềm kiểm tra hàng thật hàng giả

Vào thời điểm bằng sáng chế hết hạn vào năm 1969, Woodland đã gia nhập công ty máy tính IBM, nơi ông làm việc từ năm 1951 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1987.

Luật Winco tổng hợp từ Internet: chế ra mã vạch

Từ khoá: bằng sáng chế, cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, luật winco, wincolaw, chế ra mã vạch

RELATED ARTICLES: chế ra mã vạch

  • Hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ” từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”
  • Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ tham dự Triển lãm và Hội nghị quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam
  • SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
  • THỦ TỤC TẠM NGỪNG, NGỪNG HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
  • MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU VÀ CÁCH SOẠN THẢO ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

máy in nhãn màu afinia l502
Máy in nhãn màu Afinia L502