mã vạch ở Việt Nam

mã vạch ở Việt Nam Mã số mã vạch chỉ được cấp khi tổ chức/doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được sử dụng cho sản phẩm của mình. Vậy hiện nay có các loại mã số mã vạch nào được cấp tại Việt Nam ?

mã vạch ở việt nam

Nội dung bài viết

Các loại mã số mã vạch được cấp

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN quy định về các loại mã số, mã vạch được cấp tại Việt Nam gồm:

– Mã doanh nghiệp (GS1): do GS1 quốc gia cấp cho người sử dụng;

– Mã số rút gọn (EAN 8);

– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).

mã vạch ở Việt Nam Các loại mã số GS1, mã vạch thể hiện mã số GS1

Các loại mã số GS1:

– Mã địa điểm toàn cầu (GLN): là mã số đơn nhất toàn cầu có thể được sử dụng để truy cập dữ liệu chủ về địa điểm. Mã này được thiết kế để nâng cao hiệu quả trao đổi với các đối tác thương mại;

– Mã thương phẩm toàn cầu (GTIN): là loại mã toàn cầu dùng để phân định các thương phẩm, mã này có 14 đơn vị gồm 4 loại cấu trúc số là: GTIN-12 (UPC-A), GTIN-13 (EAN-13), GTIN-14 (EAN/UCC-128 or ITF-14), GTIN-8 (EAN-8);

Bạn có biết  1 Máy In Thẻ Nhựa

– Mã conenơ vận chuyển theo xêri (SSCC):dùng để phân biệt đơn nhất các đơn vị giao vận.

– Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng (GRAI);

– Mã toàn cầu phân định tài sản riêng GIAI);

– Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ (GSRN): được sử dụng trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh và thương mại để phân định đơn nhất và rõ ràng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ.

– Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI: dùng để phân định và thu nhận dữ liệu tự động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí và tra cứu các loại tài liệu văn thư lưu trữ;

– Mã toàn cầu phân định hàng gửi (GSIN): tạo thuận lợi cho việc phân định các đơn vị vận tải đã được phân nhóm và chuyển đi theo một vận đơn thương mại từ nơi xuất xứ của hàng hóa đến nơi nhận hàng.

– Mã toàn cầu phân định hàng kí gửi (GINC): dùng để phân định mọi đơn vị logistic trong đó gồm có một món hàng hóa kí gửi sẽ được cùng chuyển đi.

Bạn có biết  1 Lợi ích của mã số mã vạch cho sản phẩm hàng hóa

– Mã toàn cầu phân định phiếu (GCN);

– Mã toàn cần phân định bộ phận (CPID): Phân định các bộ phận, các phần hợp thành.

mã vạch ở Việt Nam Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:

– Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu EAN: chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm.

+ Mã EAN-8: trong chuỗi mã hóa có 8 số;

+ Mã EAN 13: trong chuỗi mã hóa có 13 số;

+ Mã ITF 14 (GTIN-14): sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hậu cần, nó gồm 14 số;

– Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128: dùng để gói nhiều dữ liệu hơn vào mã vạch;

– Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí: 1900 8698 để được Luật sư, chuyên viên giải đáp cụ thể.